M88 Link: Trang Chủ

Hội thảo khoa học cấp học viện “Công tác vận động quần chúng ở cơ sở trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay"

Thứ hai - 27/11/2023 16:43

Nguồn tin: Th.S Phạm Thị Hoa - Phó trưởng phòng QLĐT và NCKH

           Góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về “phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, chiều ngày 25 tháng 11 năm 2023, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh uỷ Kon Tum phối hợp tổ chức hội thảo khoa học: “Công tác vận động quần chúng ở cơ sở trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện naytại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
HOI THAO CAP BO

                                                                                       
Quang cảnh Hội thảo
            Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS, TS Đinh Ngọc Giang - Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS Nguyễn Ngọc Hoà - Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III; TS Đặng Luận - Tỉnh uỷ viên, Hiệu trưởng M88 Link .
Dự Hội thảo có các đồng chí: Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk, Nguyễn Hữu Tháp, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của 05 tỉnh Tây Nguyên, các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn của tỉnh Kon Tum
Ban tổ chức đã tiếp nhận và tuyển chọn được hơn 46 bài tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý và hoạt động thực tiễn từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Khu vực III, từ các cơ quan nghiên cứu, các trường chính trị tỉnh, các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của 05 tỉnh Tây Nguyên.
          Các tham luận gửi đến Ban Tổ chức và các tham luận được trình bày cùng các ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội thảo đã đánh giá, luận giải một cách khách quan, khoa học và thẳng thắn những vấn đề lý luận và thực tiễn về: Đặc điểm, nội dung, phương thức công tác vận động quần chúng ở cơ sở của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; Những thuận lợi, khó khăn, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với công tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, khu vực nông thôn, công tác vận động già làng, trưởng thôn, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; Giải pháp và định hướng chính sách về công tác vận động quần chúng ở cơ sở trong bối cảnh hiện nay,…
          Tại phiên tham luận, Hội thảo đã nghe trình bày 03 tham luận của các tác giả là các nhà nghiên cứu, quản lý của Học viện Chính trị khu vực III, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, M88 Link ; 04 ý kiến tham gia trao đổi của lãnh đạo tỉnh Đăk Lăk, lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai, đại diện Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum và đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum. Phiên bàn tròn với sự trao đổi của 05 khách mời gồm các đồng chí: Bùi Thị Vui - Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum, Đại tá Lê Minh Chính – Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum, Trường Trung Tuyến - Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, Nguyễn Thành Trung - Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum, A Hậu – Thành ủy viên, Bí thư Phường Thống nhất, TP. Kon Tum.
           Các tham luận và các ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội thảo đã đề xuất nhiều kiến nghị và giải pháp sau:
          Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác vậ động quần chúng ở cơ sở nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác dân vận, công tác dân tộc.
           Hai là, đổi mới công tác vận động quần chúng trong các cơ quan nhà nước, thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, tập trung tuyên truyền, vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, khu vực nông thôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước
            Ba là, củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và biên giới vững mạnh; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các tập tục lạc hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về dân tộc và miền núi.
          Bốn là, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, công tác dân tộc, tôn giáo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số vững mạnh. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiếu số với công tác đối ngoại nhân dân trong bảo vệ biên giới; đấu tranh chống mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; ngăn chặn có hiệu quả vấn đề truyền đạo trái pháp luật, tình trạng mua bán người, việc móc nối đưa người đi lao động nước ngoài bất hợp pháp.
            Năm là, tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân vận của Đảng; đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn cán bộ dân tộc thiểu số đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu hợp lý.
           Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác dân vận, vận động quần chúng ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những mô hình, điển hình trong phong trào “Dân vận khéo” vùng đồng bào dân tộc thiếu số.
           Bảy là, phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thường xuyên, trao đổi, cung cấp thông tin cần thiết cho người có uy tín về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, nông dân và khu vực nông thôn.
         Trên cơ sở các tham luận và các ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội thảo, Ban Tổ chức Hội thảo sẽ tổng hợp và chắt lọc để đề xuất kiến nghị với các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng về các giải pháp đột phá nhằm tăng cường công tác vận động quần chúng ở cơ sở trong tình hình mới.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

baove
 
pc dbhb
 
hcmaa

kontum
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây