M88 Link: Trang Chủ

Cuộc chiến chống Trung Quốc bảo vệ Biên giới phía Bắc 40 năm nhìn lại

Thứ sáu - 15/02/2019 12:05

Tác giả bài viết: Chu Mai Phong

Nguồn tin: Khoa Lý luận Cơ bản

Lịch sử dân tộc đã bước sang những trang mới, đất nước đã và đang vững bước trên con đường đổi mới với nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự đồng thuận xã hội, năm 2018 chúng ta đã có bước phát triển kỳ diệu, GDP đạt 7,08% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, nhiều lĩnh vực, trong đó có xuất khẩu đạt được những thành tựu ấn tượng

Tất cả tạo tiền đề vững chắc để đất nước bước vào năm 2019 với khí thế và quyết tâm chính trị cao, nhằm đưa đất nước phát triển bền vững...Nhưng trong năm 2019, chúng ta không thể nào quên cách đây đúng 40 năm, ngày 17/2/1979 Trung Quốc đã huy động 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối các loại mở cuộc tấn công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc (từ Móng Cái - Quảng Ninh đến Phong Thổ - Lai Châu) dài hơn 1000 cây số.

sd

 

     Mô phỏng hình vẽ "Sơ đồ cuộc tiến công xâm lược của quân Trung Quốc (ngày 17-2)", đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân số 6348, ra ngày 18-2-1979.

     Với âm mưu và thủ đoạn là "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc đã đơn phương tiến hành xâm lược nước ta dọc biên giới phía Bắc. Do tập trung quân đông, phía Trung Quốc đã cùng một lúc tấn công nhiều hướng, ồ ạt đánh liên tiếp đợt này đến đợt khác, với phương châm "lấy thịt đè người" không ngại thương vong. Trong khi đó, đất nước của chúng ta mới vừa ra khỏi chiến tranh, đang trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và giúp đỡ nhân dân Căm Pu Chia khỏi thảm họa diệt chủng. Trước tình hình cấp bách đó, ngày 4/3/1979 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc. Lời kêu gọi này có nội dung: "Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang dày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ. Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc" (Sáng 5/3/1979, chương trình phát thanh 90 phút của Đài TNVN phát bản tin đặc biệt). Quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, ngày 5/3/1979 Quyết định tổng động viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước được ban hành và được đăng trên trang nhất báo Nhân dân ngày 6/3/1979.

     Trong tập 3 Lịch sử Chiến tranh Việt Nam của Nhà xuất bản quân đội, Hà nội năm 1996, thì thực tế cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chính thức chỉ kéo dài 17 ngày (từ 17/2 đến 5/3/1979), tức là đến khi Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lời kêu gọi bảo vệ tổ quốc. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài mãi đến tận năm 1988 và đến năm 1991 hai nước bình thường hóa quan hệ. Trong suốt thời gian đó, một phần lớn nhân tài, vật lực của chúng ta phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, Liên Xô cắt giảm viện trợ và Trung Quốc từ bạn trở thành kẻ đối đầu.

     Ngày nay đất nước đã yên bình, chúng ta đã và đang có mối quan hệ hợp tác tốt đối với Trung Quốc trên cơ sở 16 chữ vàng: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Không phải hôm nay tôi viết ra đây để khơi lại hận thù và phá vỡ mối quan hệ hữu hảo của hai Đảng, hai dân tộc đang có; mà người viết chỉ mong rằng chúng ta không được bỏ quên quá khứ, không được mải mê với chiến thắng. Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Tư lệnh Quân khu 2 đã từng nói: "Ta rất trân trọng tình hữu nghị, ta không kích động hằn thù dân tộc. Nhưng chúng ta quyết không sợ bất cứ một thế lực thù địch nào muốn xâm chiếm chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam" (trích Hồi ký, NXB lao động, HN 2009, trang 17). Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.  Dẫu vậy nó vẫn là lịch sử và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Chúng ta cần tôn trọng lịch sử và khi chúng ta đã tôn trọng lịch sử thì chúng ta cần có trách nhiệm với lịch sử. Cần phải làm sao để giáo dục cho thế hệ trẻ có một cái nhìn rõ ràng, cụ thể về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 mà Trung Quốc đã gây ra. Những đau thương mất mát mà nhân dân ta phải gánh chịu trong cuộc chiến này. Để từ đó hình thành trong lớp trẻ một cách nhìn toàn diện và có chiều sâu hơn về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

baove
 
pc dbhb
 
hcmaa

kontum
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây