M88 Link: Trang Chủ

Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã

Thứ sáu - 25/10/2019 11:31

Tác giả bài viết: ThS. Nguyễn Thị Xuân - Khoa Nhà nước và pháp luật

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất quan trọng, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai còn là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng

Để sử dụng tốt nguồn tài nguyên quý giá này cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là hoạt động quản lý của chính quyền cấp xã.

      Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Ngay sau cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công Chủ tịch Hồ Chí Minh (Chủ tịch lâm thời Chính phủ Dân chủ cộng hòa Việt Nam) đã ký Sắc lệnh số 41 ngày 03 tháng 10 năm 1945 để kết thúc hoạt động quản lý đất đai của thực dân Pháp và mở đầu cho hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trải qua các giai đoạn của đất nước, Nhà nước ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, làm công cụ cơ bản và quan trọng thực hiện quản lý nhà nước về đất đai: Năm 1987 Quốc hội ban hành Luật đất đai, năm 1993 ban hành Luật đất đai trên cơ sở cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 1992; năm 2003 Quốc hội ban hành Luật đất đai (thay thế Luật đất đai năm 1993), sau 10 năm thực hiện Luật đất đai năm 2003 với những kết quả đạt được, đất nước có nhiều đổi mới về kinh tế, xã hội; để phù hợp với thực tiễn thời điểm hiện tại cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại của Luật đất đai năm 2003, năm 2013 Quốc hội ban hành Luật đất đai với nhiều quy định mới chặt chẽ hơn, phù hợp với thực tiễn thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo đất đai sử dụng đạt hiệu quả, trong đó chính quyền cơ sở được quy định cụ thể hơn với các nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.

      Trong những năm gần đây quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã đạt được những kết quả nhất định: thực hiện quy hoạch, kế hoạch đất đã được phê duyệt cơ bản đảm bảo, công tác quản lý hồ sơ địa chính đã đi vào nề nếp, các hoạt động đánh giá hiện trạng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai được đảm bảo hơn; hồ sơ về đất đai của người dân được thực hiện theo thủ tục hành chính của cơ chế một cửa, một cửa liên thông bước đầu đáp ứng yêu cầu trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai hướng tới đảm bảo quản lý và sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới của địa phương, đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã còn tồn tại những hạn chế nhất định: vẫn để xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật như sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, có  hành vi lấn chiếm đất; tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng ở các địa phương, chính quyền cơ sở một số nơi chưa làm tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên phê duyệt có nơi chưa làm tốt; một số chính quyền địa phương cơ sở còn có lúc buông lỏng quản lý, có những yếu kém nhất định về công tác chỉ đạo, điều hành. Những hạn chế này xuất phát từ một số nguyên nhân: Người sử dụng đất chưa chú trọng quan tâm  tìm hiểu  các quy định pháp luật về đất đai để bảo vệ quyền lợi cho mình. Cũng như chưa thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai đến nhân dân trong địa bàn phường chưa chủ động, tích cực, chất lượng các buổi tuyên truyền chưa cao. Người dân ít quan tâm tới công tác tuyên truyền trong lĩnh vực đất đai, chỉ khi nào quyền lợi của mình bị ảnh hưởng họ mới có ý kiến. Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đất đai thường xuyên thay đổi. Giá đền bù quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, vì vậy công tác thu hồi, bồi thường cũng có những khó khăn nhất định. Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức Địa chính cấp xã một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

       Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

      Một là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Cũng như sự giám sát của Hội đồng nhân dân.

      Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện cần có sự kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kết hợp kiểm tra đột xuất đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu thấy sự thiếu sót, buông lỏng trong công tác này cần có sự chấn chỉnh kịp thời, cũng như xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong công tác quản lý đất đai ở cơ sở. Bên cạnh đó Hội đồng nhân dân cấp xã cũng cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát nói chung, trong đó có hoạt động giám sát đối với công tác quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

       Hai là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho công chức Địa chính cấp xã. Hằng năm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường cần tăng cường các đợt tập huấn về kiến thức pháp luật đất đai, chuyên môn nghiệp vụ, cũng như nâng cao trình độ tin học để công chức Địa chính các xã, phường, thị trấn có thể khai thác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt cho công việc. Chú trọng việc trang bị kỹ năng về giao tiếp hành chính, kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực thi công vụ.

      Ba là, Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải không ngừng học tập, thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc các quy định của pháp luật đất đai, cũng như kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai,

       Bốn  là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện việc tuyển dụng đối với công chức Địa chính cấp xã, tạo cho họ yên tâm và tâm huyết với công việc được giao. Công chức Địa chính tại cấp xã nên bố trí cố định trong thời gian dài để họ có thể bám địa bàn, nắm rõ tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc của các thửa đai.

      Năm  là, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm cho lĩnh vực quản lý đất đai, trang bị máy móc, tủ đựng tài liệu - hồ sơ địa chính. Ủy ban nhân dân cấp xã cần đề xuất những khó khăn hoặc kiến nghị cụ thể trong quá trình quản lý để cấp trên kịp thời hướng dẫn, giải quyết đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ đồng thời phục vụ nhân dân đạt kết quả cao. 

      Sáu là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai đến từng người dân trong địa bàn xã, phường, thị trấn đi đôi với việc thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người có quyền sử dụng đất để họ bảo vệ được quyền lợi của mình và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhằm đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Tránh tình trạng còn cả nể, có những hành vi vi phạm trong quá trình sử dụng đất nhưng cán bộ, công chức cấp xã không thực hiện lập biên bản và không xử lý theo quy định của pháp luật.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

baove
 
pc dbhb
 
hcmaa

kontum
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây