Tác giả bài viết: TS. Ngô Hoàng Anh
Nguồn tin: Trường Chính Trị tỉnh Kon Tum
Năm năm qua, M88 Link đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước (ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, đối tượng 3, đối tượng 4...) cho hàng ngàn lượt cán bộ, đảng viên. Trong đó: trung cấp lý luận chính trị khoảng 30 lớp/ 2.100 cán bộ, đảng viên; chương trình bồi dưỡng với hơn 30 lớp cho hơn 2.100 cán bộ, đảng viên của Tỉnh.
Sau khi được đào tạo lý luận chính trị, nhận thức của đa số cán bộ, đảng viên được nâng lên, góp phần giải quyết công việc hiệu quả hơn, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn, các đoàn thể ở cơ sở… Việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị được gắn với việc tiêu chuẩn hóa đối với cán bộ, đảng viên và gắn với quy hoạch, sử dụng cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại…
Bằng âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, trong nhiều năm qua, các thế lực thù địch ra sức phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, phủ nhận những thành quả cách mạng của dân tộc ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong sự nghiệp đổi mới. Thêm vào đó Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ ra và khẳng định tình trạng suy thoái đạo đức chính trị, "tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong nội bộ làm cho tình hình càng phức tạp và đã xuất hiện những cán bộ, đảng viên lợi dụng việc góp ý kiến để vào hùa với họ ngay cả những cán bộ trước đây có nhiều đóng góp cho nước nhà. Ngay trong Hội nghị lần thứ tám BCHTW Đảng khóa XII diễn ra tại Hà Nội từ ngày 02-06/10/2018 vừa qua Đảng ta ban hành quy định 08- QĐi/TW về nêu gương đối với cán bộ chủ chốt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương đảng nhằm cảnh giác và yêu cầu trong mọi hoàn cảnh tình huống phải giữ vững lập trường chính trị tư tưởng, tuyệt đối trung thành và tin tưởng chủ trương đường lối của Đảng - mà nòng cốt là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhằm giúp nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, trình độ nhận thức, bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước. Việc phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên là việc làm khẩn thiết, thường xuyên và liên tục.
Trong hơn 88 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng đi sâu nhận thức chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và thời đại; nhờ đó đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, vượt qua mọi thác ghềnh, vượt qua những thời điểm hiểm nghèo của cách mạng.
Từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá Đảng, chống phá chế độ XHCN ở nước ta. Trong khi chúng ta đang đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ thì cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức. Những khó khăn, thách thức đó, một mặt, do những vấn đề mới, những mâu thuẫn mới nảy sinh trong quá trình đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu; mặt khác, do những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm chưa được khắc phục kịp thời, đồng thời cộng với tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Tình hình khách quan đó đã tác động đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, bản lĩnh chính trị không vững vàng nên có sự dao động về hệ tư tưởng, về lý tưởng XHCN và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) của nước ta, phủ nhận vai trò của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Qua văn kiện Đại hội XII của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, 5, 6,7 và 8 khóa XII của Đảng ta, một số vấn đề đã được nhận thức rõ hơn, như vấn đề tiếp tục xây dựng đảng, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề vai trò kinh tế tư nhân, vấn đề tổ chức sắp xếp bộ máy, vấn đề nêu gương của đội ngũ cán bộ chủ chốt... Tuy nhiên, phía trước còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đi sâu nhận thức, làm rõ, nếu không sẽ vẫn tiếp tục tình trạng còn nhiều vướng mắc trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên; tình trạng "nói một đằng làm một nẻo", nói và nghĩ khác nhau; thiếu thảo luận một cách dân chủ, cởi mở, làm hạn chế sự thống nhất về chính trị, tinh thần trong nội bộ Đảng.
Trong số những người phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin không chỉ có các thế lực thù địch, cơ hội chính trị mà có cả một số cán bộ, đảng viên. Những cán bộ, đảng viên này có sự dao động về ý thức hệ, về niềm tin, về lý tưởng XHCN. Có người kiến nghị đòi sửa đổi Cương lĩnh của Đảng theo hướng đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng (chỉ giữ lại “học thuyết Hồ Chí Minh”), chỉ giữ lại mục tiêu độc lập dân tộc, bỏ mục tiêu XHCN. Đây chính là một biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị. Đúng như văn kiện Đại hội XII của Đảng nhận định: Không ít cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong những biểu hiện đó, có những biểu hiện thuộc về suy thoái trong nhận thức, thái độ, hành vi đối với nền tảng tư tưởng của Đảng, đó là “hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, thậm chí “phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đây chính là sự dao động về nền tảng tư tưởng, về ý thức hệ của Đảng, từ đó có thể dẫn đến phản bội lại mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Điều nguy hại là những sự dao động này lại nằm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những người có chức, có quyền.
Bài học về sự sụp đổ của mô hình XHCN Xô Viết, sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô cho chúng ta thấy tác hại khôn lường của sự xa rời nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và mới đây ngày 22/10/2018 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW trong đó đề ra nhiệm vụ phải đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó có nhiệm vụ phải kiên định, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với bối cảnh mới của tình hình thế giới và trong nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 9-2-2018, của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới và cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường và đổi mới việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các luận điểm của C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin, để qua đó khẳng định những luận điểm nào có giá trị bền vững, trước kia đúng, bây giờ vẫn đúng và về sau vẫn đúng; làm rõ những luận điểm nào trước kia đúng, nhưng điều kiện lịch sử hiện nay đã thay đổi, đã bị thực tiễn vượt qua, không còn phù hợp; những luận điểm nào mà sinh thời, các nhà kinh điển đã phát hiện thấy không đầy đủ hoặc thừa nhận là sai và đã sửa đổi nhưng chúng ta không thấy hết; những luận điểm nào của các ông mà chúng ta đã hiểu sai do nghiên cứu không đến nơi đến chốn hoặc hiểu theo cách hiểu không đúng của người khác, đảng khác. Đồng thời và quan trọng hơn là phải bổ sung, phát triển sáng tạo lên tầm cao mới chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn mới.
Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, bám sát thực tiễn, nâng cao tính thiết thực, tránh chạy theo hình thức, chạy theo bằng cấp. Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy lý luận chính trị trong hệ thống các trường chính trị, trường đại học, cao đẳng theo hướng giảng dạy, truyền thụ đầy đủ những nội dung cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật những học thuyết đương đại. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 9-2-2018, của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới và Quy định số 09-QĐ/TW mới ban hành ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của M88 Link tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ ba, tăng cường công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chủ động và tích cực đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vạch trần thủ đoạn thổi phồng những sơ hở, yếu kém của chúng ta trong công tác lãnh đạo, trong quản lý kinh tế - xã hội nhằm kích động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Thứ tư, chú trọng xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là cán bộ chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chuyên gia đầu ngành, nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của cán bộ và, việc trong hai năm qua M88 Link đã cử hơn 20 lượt cán bộ giảng viên tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cũng hướng đến mục tiêu đó./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn