Đẩy mạnh Công nghiệp chế biến gắn liền cơ giới hóa, tiêu thụ sản phẩm nền tảng của phát triển nông nghiệp bền vững phẩm trên địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
ThS. Phan Văn Sinh - Khoa Xây dựng Đảng
2021-11-08T16:14:35+08:00
2021-11-08T16:14:35+08:00
//m88link.cc/vi/news/thuc-tien-kinh-nghiem/day-manh-cong-nghiep-che-bien-gan-lien-co-gioi-hoa-tieu-thu-san-pham-nen-tang-cua-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-pham-tren-dia-ban-huyen-dak-ha-tinh-kon-tum-208.html
//m88link.cc/uploads/news/source/nen-nho.png
M88 Link
//m88link.cc/uploads/banners/baner-chu-2022.jpg
Thứ sáu - 05/11/2021 11:38
Tác giả bài viết: ThS. Phan Văn Sinh - Khoa Xây dựng Đảng
Nông nghiệp Việt Nam còn nhiều tiềm năng, có thể làm giàu từ nông nghiệp, tuy vậy, lãng phí và thất thoát trong các khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản còn khá cao. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn nhất thiết phải gắn với đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất là yêu cầu khách quan theo xu thế tất yếu theo quy luật của thị trường.
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Kế hoạch số 1124/KH-UBND, ngày 27/4/2017 của UBND tỉnh Kon Tum; UBND huyện Đắk Hà đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn căn cứ vào Chương trình của Huyện ủy, các chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước về thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đặc điểm, điều kiện thực tế của từng địa phương để triển khai đồng bộ, có hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch, thực hiện gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh Kon Tum, huyện Đắk Hà đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cơ giới hóa theo 02 phương thức: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình 135 và hỗ trợ bằng các nguồn sự nghiệp khuyến nông – khuyến lâm. Kết quả: Toàn huyện đã có khoảng 574 máy kéo các loại, 15 cái máy gặt đập liên hoàn, 1.031 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 1.663 thiết bị tưới, 2.878 máy bơm nước… các loại máy cơ giới chủ yếu phục vụ cho công tác sản xuất cà phê, cao su và lúa. Tỷ lệ các các công đoạn được cơ giới hóa: Làm đất và bơm nước 100%; gieo cấy 45%; thu hoạch 98%; sấy, tuốt, đập, tách hạt 70%; vận chuyển 98%(1); áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các giống chất lượng cao, thích nghi với điều kiện của địa phương. Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học, tổ chức trình diễn đầu bờ trên các loại cây trồng. Từng bước thay thế và giảm sử dụng phân bón vô cơ, hạn chế ô nhiễm môi trường; năng suất, chất lượng cà phê, lúa và các sản phẩm nông sản khác trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao; từng bước đảm bảo chất lượng, sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn; có một số sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như cà phê, mủ cao su, tinh bột sắn...
Nhằm phát triển nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, UBND huyện đã tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đã triển khai thực hiện xây dựng thương hiệu “Cà phê Đăk Hà” và mô hình ”Cánh đồng mẫu”, “Lúa thơm Đăk Hà”. Huyện cũng triển khai thành lập Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp Đăk Hà, lập quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Đăk Mar với quy mô diện tích hơn 37 ha nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sản xuất hàng nông sản, sản xuất phân vi sinh ứng dụng công nghệ cao. Công ty TNHH tinh bột sắn Tây Nguyên – Đăk Hà; Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng, Công ty TNHH Phúc Nhân, Công ty TNHH MTV Kỳ Quang…; Đã triển khai hỗ trợ các đề án khuyến công, đề án phát triển thương mại nông thôn và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng trọng yếu, thực hiện Chỉ thị số 02-CT/HU, ngày 11/4/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy ” về đẩy mạnh phát triển thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện, giai đoạn 2017-2020” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quan hệ trực tiếp với các hộ sản xuất, các tổ hợp tác, hợp tác xã để thực hiện đầu tư ứng trước và bao tiêu một số mặt hàng nông sản, góp phần tích cực trong tiêu thụ, chế biến, nâng cao chất lượng nông sản phẩm. Năm 2018, toàn huyện có có 344 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; 2.153 cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại; 7 doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất cà phê, cao su và trên 60 doanh nghiệp ngoài Nhà nước tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, giải quyết việc làm cho trên 2.300 lao động, với doanh thu gần 500 tỷ đồng/năm(2).
Thu hút đầu tư, nâng cấp, mở rộng thiết bị công nghệ mới, quy mô sản xuất cà phê đảm bảo đạt tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu. Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở, thiết bị máy móc 4.165.195.000 đồng; kịp thời nắm bắt thông tin, mở rộng giao lưu, tìm kiếm thị trường và trực tiếp ký hợp đồng xuất khẩu cà phê nhân thông qua 04 kênh trên thị trường quốc tế, với 7 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm có Đức, Pháp, Mehico, Bỉ, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Mỹ; Công ty xuất nhập khẩu cà phê Đăk Hà đã nâng cấp quy mô sản xuất, đầu tư cơ sở sản xuất cà phê nhân, cà phê bột, cà phê hòa tan thương hiệu Đăk Hà; trong đó sản phẩm cà phê bột đã được bình chọn TOP 500 sản phẩm – dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam, hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn, TOP 20 sản phẩm người tiêu dùng tin cậy và CUP vàng tiêu biểu vì sức khỏe cộng đồng. Thu hút đầu tư từ các tổ chức cá nhân xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Cụm công nghiệp Đăk Mar; quy mô công suất giai đoạn 2 là 300 tấn tươi/24giờ. Hiện nay nhà máy đi vào hoạt động với công suất bình quân đạt 200 tấn tươi/24 giờ góp phần ổn định đầu ra cho cây sắn, tạo việc làm cho người đồng bào DTTS tại địa phương. Thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thôn 2, xã Đăk Mar; Công ty địa ốc Minh Trần đầu tư trạm dừng, nghỉ chân tại thôn 3, xã Đăk Mar; Công ty sản xuất phân bón vi sinh An Điền; Công ty Nguyên Huy Hùng(3)... phát triển sản xuất trên địa bàn.
Mặc dù ngành công nghiệp chế biến nông sản, áp ụng cơ giới hóa vào sản xuất trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của nông sản nhưng chế biến nông sản hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành nông nghiệp huyện Đắk Hà. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp chế biến, cơ giới hóa trên địa bàn huyện thời gian qua vẫn còn hạn chế, yếu kém do phần lớn các doanh nghiệp (DN) chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu bảo đảm về số lượng, chất lượng; liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ của các lĩnh vực phần lớn thiếu chặt chẽ; khả năng chế biến đối với một số ngành hàng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm của mùa vụ…mức độ cơ giới hoá thực tế trong sản xuất nông nghiệp ở một số khâu còn thấp, chưa toàn diện.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả, việc phát triển công nghiệp chế biến, cơ giới hóa trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Đắk Hà trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; thúc đẩy phát triển cánh đồng lớn với cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu của chuỗi giá trị nông sản; hướng vào chế biến các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu trên địa bàn huyện như: cao su, cà phê, sắn, … Nâng cao hiệu quả sản xuất của một số cơ sở chế biến hiện có trên địa bàn huyện; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các cơ sở chế biến nhỏ, sơ chế nông sản tại chỗ ngay sau khi thu hoạch.
Thứ hai, tiếp tục liên kết các khu sản xuất nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong một chuỗi liên kết chặt chẽ; nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, thông qua các dự án khuyến nông từ đó nâng cao chất lượng nguyên liệu cho chế biến. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình liên kết doanh nghiệp với nông dân; hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, CoC, ISO... cho doanh nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu. Đồng thời, nghiên cứu và triển khai xây dựng các chính sách phù hợp, khuyến khích các DN chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, hạn chế thấp nhất sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô. Có chính sách hỗ trợ kịp thời các DN chế biến đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, nhất là áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến nông sản tiên tiến từ nước ngoài.
Thứ ba, tiếp tục khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư máy móc công nghệ mới vào sản xuất. Cần có các chính sách hỗ trợ đầu tư mua máy, thiết bị phục vụ phát triển cơ giới hóa, vật tư xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện, tập huấn kỹ thuật. Đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện các mô hình “cánh đồng lớn” để nâng cao hiệu quả việc sử dụng máy móc, thiết bị và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu áp dụng cơ giới hóa.
Thứ tư, tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chuyên sâu và nhân lực quản trị cho phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến nông sản; rà soát, hoàn thiện và đảm bảo nguồn lực thực hiện các cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, thuế, bảo hiểm nông nghiệp và thủ tục hành chính nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư vào nông nghiệp. Chủ động nghiên cứu và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.
Thứ năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai đẩy nhanh tiến độ một số dự án trọng điểm chế biến nông sản; đẩy mạnh công suất các nhà máy chế biến gắn với các vùng nguyên liệu tập trung để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tóm lại, Sản xuất nông nghiệp hàng hóa đáp ứng yêu cần thị trường hiện nay nhất thiết phải gắn với đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, chế biến sản phẩm là yêu cầu cần thiết khách quan. Nó có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, đem lại hiệu hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm ổn định đời sống cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện có hiêu quả phát triể công nghiệp chế biến, cơ giới hóa, tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới trên địa bàn huyện Đắk Hà, UBND huyện cần tăng cường, chủ động nghiên cứu và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp. Chủ trì, phối hợp với các địa phương và, đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ trên địa bàn huyện, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội lần thứ VI của Đảng bộ huyện Đắk Hà đề ra./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1)(2)(3) Báo cáo Số: 330 /BC-UBND ngày 12 tháng 06 năm 2018 Đăk Hà, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp trên địa bàn Đắk Hà.
- Báo cáo kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Đăk Hà 2019.
- Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đắk Hà khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025).