Một vài suy nghĩ về giảng dạy phần Kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị tại M88 Link
Ths. Nguyễn Lương Thủy - Trưởng phòng QLĐT&NCKH
2023-02-23T14:45:21+08:00
2023-02-23T14:45:21+08:00
//m88link.cc/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/mot-vai-suy-nghi-ve-giang-day-phan-ky-nang-lanh-dao-quan-ly-trong-chuong-trinh-dao-tao-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-tai-truong-chinh-tri-tinh-kon-tum-248.html
//m88link.cc/uploads/news/source/nen-nho.png
M88 Link
//m88link.cc/uploads/banners/baner-chu-2022.jpg
Thứ năm - 23/02/2023 14:42
Tác giả bài viết: Ths. Nguyễn Lương Thủy - Trưởng phòng QLĐT&NCKH
Trong Chương trình Trung cấp lý luận chính trị (HVCTQGHCM ban hành năm 2021), phần học Kỹ năng lãnh đạo, quản lý với 11 chuyên đề là một trong những phần học quan trọng, có mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và những kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý ở cơ sở; hình thành, củng cố những kỹ năng cơ bản cho học viên trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và vận dụng các kỹ năng vào trong thực tiễn công tác, nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.
Xuất phát từ tầm quan trọng của phần học Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, để việc giảng dạy phần học này có chất lượng, theo suy nghĩ của bản thân, giảng viên trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của phần học cần thực hiện tốt các công việc sau đây:
Một là, giảng viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài trong sách giáo trình, nắm được kết cấu, nội dung bài để định hướng cho khung bài giảng trong giáo án. Bên cạnh đó, giảng viên cần nghiên cứu các tài liệu có liên quan để mở rộng kiến thức, hoặc minh họa làm nổi bật các kiến thức cơ bản. Đối với giảng dạy phần học Kỹ năng, giảng viên ngoài việc nắm vững nội dung phần học trong sách giáo trình còn phải có kiến thức lý luận và thực tiễn trên các lĩnh vực có liên quan như tâm lý học, nhà nước và pháp luật, quản lý hành chính nhà nước, xây dựng Đảng.... Đồng thời phải thường xuyên cập nhật các nghị quyết, quy chế, quy định mới của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật mới của Nhà nước, các tình huống, kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý ở địa phương và gắn các nội dung đó vào từng bài giảng cụ thể.
Hai là, giảng viên cần đầu tư thời gian soạn giáo án một cách cẩn thận, chi tiết theo mẫu giáo án do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quy định, bởi vì đây là khâu quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của một bài giảng. Giáo án phải xác định đúng mục tiêu bài giảng và đối tượng người học. Trong kế hoạch chi tiết của bài giảng phải thể hiện được các bước lên lớp, gắn với nội dung của mỗi bước là phương pháp, phương tiện và thời gian giảng dạy phù hợp. Để đảm bảo cho việc thể hiện nội dung kiến thức khi lên lớp được đầy đủ và mang tính chủ động cao, trong giáo án cần soạn chi tiết nội dung bài giảng. Trong từng nội dung, gắn liền với việc phân tích, diễn giải làm rõ các ý chính mang tính chất lý luận là những ví dụ, dẫn chứng minh hoạ, bài tập thực hành nhằm làm rõ nét hơn những kiến thức lý luận.
Ba là, giảng viên phải sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp nêu ý kiến lên bảng, làm việc nhóm, tình huống, sàng lọc, phỏng vấn nhanh và sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu Projector). Việc sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp nâng cao tính tương tác của học viên, qua đó giảng viên cũng có thể tiếp nhận thông tin, kinh nghiệm từ thực tiễn công tác của học viên, bổ sung vào bài giảng của mình.
Bốn là, trong phần học Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, các bài giảng đều nhằm mục tiêu trang bị và rèn luyện các kỹ năng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý cho học viên. Vì vậy, khi giảng dạy phần này, giảng viên cần tăng cường cho học viên tham gia xử lý một số tình huống có liên quan đến nội dung bài giảng. Qua đó, giúp cho học viên có sự gắn kết giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, nâng cao khả năng vận dụng tri thức vào xử lý những công việc, cũng như khi có những tình huống thiết thực xảy ra tại cơ sở. Đồng thời, nhờ đó buổi học cũng sẽ đỡ nhàm chán, khô cứng.
Để phương pháp dạy học bằng tình huống thật sự có hiệu quả, đòi hỏi người giảng viên trên cơ sở xác định được mục tiêu, nội dung kiến thức cần truyền đạt trong từng bài, phải chuẩn bị bài tập tình huống cho phù hợp (tình huống có thể có thật hoặc hư cấu). Ví dụ, giảng viên xây dựng các bài tập tình huống về ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở; tình huống trong công tác tuyên truyền, vận động; tình huống trong thu thập và xử lý thông tin; tình huống trong đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở;…Trong buổi học, khi đưa ra bài tập tình huống, giảng viên cần gợi ý cho học viên hướng thảo luận giải quyết tình huống, những quy định, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước cần áp dụng. Sau khi học viên đã thảo luận, thống nhất và trình bày cách xử lý tình huống, giảng viên cần có kết luận chung về hướng xử lý tình huống phù hợp với quy định và tình hình thực tế hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở hiện nay, để giúp học viên có thể hiểu rõ hơn về cách thức giải quyết vấn đề. Qua hướng dẫn học viên giải quyết tình huống, giảng viên cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, giải pháp hay từ học viên để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình, đồng thời giảng viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình huống được sử dụng để có sự điều chỉnh kịp thời.
Năm là, tăng cường đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở.
Quy chế giảng viên M88 Link
tỉnh do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành (Theo Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG ngày 21/12/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) quy định một trong những nhiệm vụ của giảng viên là hằng năm phải đi nghiên cứu thực tế. Với người giảng viên giảng dạy lý luận chính trị, muốn truyền đạt kiến thức đến với học viên có chất lượng và hiệu quả, thì trong quá trình giảng dạy cần kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức lý luận với kiến thức thực tiễn, việc kết hợp hài hòa giữa kiến thức lý luận và thực tiễn sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về lý luận, đồng thời vận dụng có hiệu quả vào trong thực tiễn công tác. Đối với giảng viên giảng dạy phần học Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở (có thể là xã, phường, thị trấn; cơ quan đảng, Nhà nước, đoàn thể; đơn vị sự nghiệp;…), sẽ giúp cho giảng viên nắm được tình hình thực tiễn về tổ chức và hoạt động lãnh đạo, quản lý của các đơn vị cơ sở. Từ đó vận dụng những kiến thức này vào nội dung của từng bài giảng giúp cho nội dung bài giảng sinh động hơn, học viên dễ hiểu, dễ vận dụng hơn. Mặt khác đi thực tế cũng là để giảng viên nghiên cứu và lý giải những vấn đề thực tiễn đặt ra ở cơ sở./.