M88 Link
//m88link.cc/uploads/banners/baner-chu-2022.jpg
Thứ năm - 17/11/2022 08:20
Tác giả bài viết: Ths. Nguyễn Thọ Hòa - Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Vai trò của giảng viên trường chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Theo Quyết định 09-QĐi/TW của Ban Bí thư ngày 13/11/2018 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì M88 Link
là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum. Có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ nói trên, đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng, then chốt, là nhân tố trực tiếp nhất tác động đến chất lượng, hiệu quả học tập của học viên nói chung và việc củng cố niềm tin, xây dựng và lan tỏa tinh thần, thái độ, hành vi tích cực trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói riêng. - Đối với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giảng viên có vai trò như sau: Một là, trực tiếp giảng dạy, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cho đảng viên; trang bị thế giới quan khoa học; củng cố niềm tin, làm tăng hiệu quả trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các cấp, các ngành, địa phương. Hai là, hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn để góp phần nâng cao hiểu quả, bổ sung việc kiểm định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn địa phương.
Những kết quả đạt được
Hiện nay, lực lượng giảng viên của trường Chính trị tỉnh Kon Tum có 26 người cơ bản được đào tạo chính quy, chuyên sâu các chuyên ngành chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng, Nhà nước và pháp luật trong đó có 02tiến sĩ; 23thạc sĩ và 01cử nhân; xét theo ngạch có 01 giảng viên cao cấp, 9 giảng viên chính, 16 giảng viên; 13 giảng viên có trình độ cao cấp lý luận chính trị và 13 giảng viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Các giảng viên của M88 Link
là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trong thời gian qua, nhận thức được công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng, Đảng ủy và Ban Giám hiệu trường chính trị tỉnh Kon Tum đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai quán triệt sâu, rộng, nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hướng dẫn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, của tỉnh ủyđối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.Trên cơ sở đó, đã tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong toàn thể đội ngũ giảng viên về nhiệm vụ này. Giảng viên trường chính trị không chỉ truyền thụ kiến thức, mà còn bồi dưỡng cho học viên nhân sinh quan cách mạng, thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Người học không chỉ chủ động tiếp thu tri thức mà còn suy nghĩ để vận dụng tri thức đó cùng những kinh nghiệm tích lũy được để xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra. Để tăng tính hấp dẫn cho các bài giảng, các giảng viên cũng thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên, lấy người học làm trung tâm, người học tham gia tích cực vào quá trình đào tạo; giúp học viên tiếp tục tự học, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện về phương pháp tư duy, khả năng vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn theo đúng tinh thần của Nghị quyết 35/NQ-TW. Với những cố gắng đó, qua các năm đội ngũ giảng viên của nhà trường đều được xếp loại thao giảng từ loại giỏi trở lên. Số giờ giảng của các giảng viên vượt trên 200% số giờ chuẩn quy định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của trường Chính trị tỉnh Kon Tum tăng mạnh qua các năm: Năm 2019 có 25 lớp đào, tạo bồi dưỡng với tổng số 1.900 học viên, năm 2020 có 35 lớp đào tạo, bồi dưỡng với tổng số 2.334 học viên, năm 2021 có 40 lớp đào tạo, bồi dưỡng với tổng số 2.722 học viên. Qua đó, đã giúp học viênhiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó có đủ sức chống lại cácquan điểm sai trái, thù địch. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được quan tâm, đạt kết quả tốt.Trong 3 năm gần đây, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh chống lại các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch của giảng viên trường chính trị đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm tích cực để phát huy vai trò của giảng viên trường chính trị tỉnh Kon Tum trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh chống lại các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch của giảng viên, trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập: Các bài viết, bài giảng gắn với ngăn chặn, đấu tranh chống lại các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch của một số giảng viên lý giải những vấn đề lý luận và thực tiễn chưa sâu; chủ yếu nhấn mạnh tính chất phản động, chống Đảng, chống chế độ theo kiểu “họ bảo sai, ta bảo đúng” mà chưa vạch rõ được tính chất sai trái, phản khoa học của các quan điểm sai trái, thù địch. Một số giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, việc cập nhật kiến thức thực tiễn chưa nhiều nên còn thiếu hơi thở cuộc sống. Trong nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, các hội thảo khoa học cấp cao chưa được thường xuyên. 3. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của giảng viên M88 Link
trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay Một là, tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng ủy, ban giám hiệu về nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên Để cụ thể hóa việc thực hiện nghị quyết 35, Đảng ủy trường, Ban giám hiệu cần chỉ đạo quyết liệt nâng cao chất lượng giảng dạy, tinh thần chỉ đạo đó phải được cụ thể hóa trong bài giảng của giảng viên, mỗi bài giảng của giảng viên phải đáp ứng được 4 yêu cầu: về nội dung lý luận của bài giảng, quan điểm của Đảng và Nhà nước liên quan đến bài giảng, những vấn đề thực tiễn đang đặt ra và giải pháp giải quyết những vấn đề đó. Khi một bài giảng đáp ứng được 4 yêu cầu trên sẽ tăng tính thuyết phục cho các buổi lên lớp của giảng viên. Đảng ủy trường cần chú trọng lãnh đạo xây dựng đội ngũ giảng viên thông qua xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giảng viên về kiến thực kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng tập huấn theo chuyên ngành, đưa giảng viên đi nghiên cứu thực tế, …thông qua những hoạt động đó, đội ngũ giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị và kỹ năng để thực hiện bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Hai là, giảng viên tiếp tục nâng cao chất lượng bài giảng, lồng ghép có hiệu quả nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào bài giảng được phân công Giảng viên cần tiếp tục nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời lồng ghép có hiệu quả nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong các bài giảng ở tất cả các lớp, các loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh việc phân tích, giảng giải lấy ví dụ để học viên hiểu đúng, nắm rõ kiến thức bài học, giảng viên còn phải phân tích, so sánh, đánh giá để làm nổi bật giá trị bền vững về mặt lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,phương pháp luận khoa học, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng qua các bài giảng, giúp cho học viên có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, niềm tin vào chế độ, từ đó có cơ sở khoa học chống lại tư tưởng lạc hậu, xuyên tạc, sai trái, phản động. Đồng thời, phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường đối thoại, trao đổi, thảo luận đểhọc viên được nêu lên quan điểm, suy nghĩ cá nhân, qua đó nắm bắt, định hướng kịp thời lập trường tư tưởng cho học viên. Bên cạnh đó, Đảng ủy trường cần đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, trong đó tập trung nhận diện rõ các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hoá. Đồng thời, gắn kết với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó cần xây dựng cho đội ngũ giảng viên nhà trường phong cách diễn đạt, ứng xử theo Hồ Chí Minh. Thứ ba, giảng viên phải chủ động, tăng cường tham gia đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái,thù địch thông qua những bài viết trên các tạp chí, hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học Tiếp tục rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng thực sự là tấm gương chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định cơ quan, đơn vị. Từ các giải pháp trên sẽ góp phần vào phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trường chính trị nói chung và giảng viên trường chính trị tỉnh Kon Tum nói riêng là lực lượng tiên phong trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.