Cách mạng Tháng Mười Nga – cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử nhân loại (Kỷ niệm 105 năm CMT10 Nga 07/11/1917 – 07/11/2022)
Ths. Nguyễn Anh Định - Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
2022-11-03T11:16:49+08:00
2022-11-03T11:16:49+08:00
//m88link.cc/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/cach-mang-thang-muoi-nga-cuoc-cach-mang-mo-ra-ky-nguyen-moi-cho-lich-su-nhan-loai-ky-niem-105-nam-cmt10-nga-07-11-1917-07-11-2022-234.html
//m88link.cc/uploads/news/source/macle.png
M88 Link
//m88link.cc/uploads/banners/baner-chu-2022.jpg
Thứ năm - 03/11/2022 11:12
Tác giả bài viết: Ths. Nguyễn Anh Định - Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
Tháng 3 năm 1917 nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính. Hai chính quyền này có đường lối hoàn toàn trái ngược nhau, nếu như Xô Viết muốn giải quyết những nhu cầu thiết yếu của đa số người dân và rút khỏi chiến tranh, thì chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.
Ngày 01 tháng 7, đảng Men-sê-vích (Menshevik- đảng những người số ít) và xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng để biểu dương lực lượng nhưng đảng Bôn-sê-vích đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối đảng Bôn-sê-vích với các khẩu hiệu: “Đả đảo chiến tranh”, “Tất cả chính quyền về tay các xô viết”.
Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, đảng Bôn-sê-vích đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Tháng 10/1917 làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 tháng 10, V. I. Lênin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lênin đứng đầu để lãnh đạo cách mạng.
Chiều ngày 24 tháng 10, Lênin cải trang đến điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Sáng ngày 25 tháng 10 (tức 07 tháng 11 lịch Nga mới), với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các trung đoàn Cozak sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng nhưng các đơn vị này lấy lí do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin liền báo tin cho Chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít sau đó viện lí do đến gặp các đơn vị đã lợi dụng xe của đại sứ quán Hoa Kỳ trốn khỏi thành phố.
7 giờ sáng ngày 25 tháng 10, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của bọn phản cách Đến 6 giờ chiều, cung điện bị vây chặt, binh sĩ và thủy thủ tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm
thời bị bắt (trừ Kerensky đã bỏ trốn).
v Kết quả
Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga cũ), Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lênin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô Viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan. Các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương được thành lập.
Tháng 12 năm 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết kí Hòa ước Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm chính thức rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngay sau khi cách mạng vừa thắng lợi, ngày 2-11-1917 (theo lịch Nga cũ), Chính phủ Xô viết đã tuyên bố bản Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc nước Nga. Tuyên bố khẳng định những nguyên tắc căn bản của Chính quyền Xô viết đối với các vấn đề dân tộc là: bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc; Quyền của các dân tộc nước Nga được tự quyết một cách tự do; Xóa bỏ tất cả các đặc quyền và hạn chế về dân tộc và tôn giáo – dân tộc.
v Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga
Với những người Cộng sản và các phong trào Giải phóng dân tộc, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã lập nên nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu mà công đầu thuộc về Lê nin.
Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và ở các nước thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức, bóc lột.
Đối với nước ta, Cách Mạng Tháng Mười là "tấm gương" cho Việt Nam noi theo. Năm 1927, trong tác phẩm "Đường Kách mệnh" Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu tính chất và kinh nghiệm những cuộc cách mạng đã diễn ra trong lịch sử thế giới. Đặc biệt, đối với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh nêu rõ: trong thế giới chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga đã thành công và thành công đến nơi, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường mà cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra.
Thành công của Cách mạng Tháng 8 - 1945 thành công và sự nghiệp cách mạng đạt được những thành tựu quan trọng của nước ta những năm qua chính là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và phát triển trong những điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta, thắng lợi đó có ý nghĩa sâu xa và trực tiếp từ ảnh hưởng và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.
Do những sai lầm trong quá trình lãnh đạo mà thành quả của Cách mạng tháng Mười đã sụp đổ sau 74 năm tồn tại, nhưng trong một cuộc thăm dò dư luận tiến hành vào ngày 12 tháng 1 năm 2008, 57% số người dân Nga được hỏi ý kiến cho rằng: Cách mạng tháng Mười Nga đã đem lại lợi ích cho nhân dân Nga. 26% người được hỏi tin tưởng: cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga. 31% cho rằng Cách mạng đem đến sự nhảy vọt cho nền kinh tế và xã hội Nga
105 năm đã trôi qua kể từ Cách mạng Tháng Mười thành công (07/11/1917- 07/11/2022), với biết bao thăng trầm, biến động to lớn, phức tạp, cả thành tựu vĩ đại và thất bại đau đớn. Đảng ta đã nhận thức rõ bài học đó và, từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, từ những thất bại nặng nề của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô những năm qua, chúng ta đã thực hiện thành công hai nhiệm vụ cực kỳ to lớn, đó là giành chính quyền và giữ chính quyền. Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới.
Với ý nghĩa đó, sau 105 năm Cách mạng Tháng Mười không chỉ là biểu tượng của khát vọng và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội, mà những bài học từ cuộc cách mạng ấy vẫn còn nguyên giá trị trong xây dựng và đổi mới vì chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay./.