M88 Link: Trang Chủ

Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (thời kỳ 1946-1954)

Thứ năm - 22/10/2020 11:28
                                                                                 ThS. Ngô Thị Thúy Mai - Khoa Xây dựng Đảng
      Để tiến hành chiến tranh, mỗi bên tham chiến đều phải đặt cho mình hai vấn đề cần giải quyết là hậu phương và tiền tuyến. Tiền tuyến không thể thắng giặc nếu không có hậu phương vững mạnh vì “hậu phương là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh” (V.I.Lênin). Hậu phương chính là nơi xây dựng, dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,…; là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh. Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh tổng hợp tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Xây dựng hậu phương trở thành vấn đề có tính chất chiến lược, quyết định sống còn đối với thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến tranh. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Đảng ta luôn quan tâm và chú trọng đẩy mạnh xây dựng hậu phương vững mạnh về các mặt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
      Về chính trị: Đảng và Chính phủ ra sức chăm lo xây dựng, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất (thông qua hai mặt trận Việt Minh và Liên Việt) nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Ở vùng tạm chiếm, nhân dân tham gia đánh giặc giữ làng, chống bắt phu bắt lính. Ở vùng tự do,  toàn dân tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, luyện tập quân sự, góp gạo nuôi quân, sẵn sàng chiến đấu. Chính quyền dân chủ nhân dân (tiêu biểu là Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp) từ chiến khu đến tỉnh, huyện, xã không ngừng được mở rộng. Trong những năm 1947-1950, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến mới. Liên Xô không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời làm thay đổi lực lượng có lợi cho hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. Mỹ trở thành tên “sen đầm quốc tế”, tăng cường giúp đỡ Pháp và can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Ở trong nước, nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến. Điều kiện lịch sử đó đã đặt ra cho Đảng ta yêu cầu về bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là yêu cầu Đảng phải ra hoạt động công khai lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Từ ngày 11 đến ngày 19/02/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng họp tại căn cứ Việt Bắc (xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang). Đại hội đã tổng kết những thắng lợi, những bài học kinh nghiệm của cách mạng trong thời gian qua, quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam, thông qua đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn cách mạng. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội II và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng đã lãnh đạo toàn quân, toàn dân tăng cường đoàn kết, ra sức phát triển lực lượng củng cố hậu phương. Đầu tháng 3/ 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thống nhất thành một mặt trận chung lấy tên là Mặt trận Liên Việt. Các sự kiện chính trị ấy đã thổi bùng lên một luồng sinh khí phấn khởi mới cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, làm cho thế chính trị của cuộc kháng chiến càng thêm vững chắc.
      Về kinh tế: Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, vấn đề đặt ra là có tổ chức được nền kinh tế kháng chiến mới có đủ điều kiện tiến hành cuộc kháng chiến. Chính sách kinh tế kháng chiến của Đảng và Chính phủ ta lúc bấy giờ bao gồm: xây dựng kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch. Trong đó, quan trọng nhất là xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cung tự cấp. Phát triển nông nghiệp được coi là nhiệm vụ hàng đầu nhằm đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu cuộc kháng chiến. Mặc dù bị địch tàn phá nặng nề, nhưng đến đầu năm 1949, diện tích trồng trọt ở các vùng tự do đã tăng gấp ba, bốn lần so với trước kháng chiến. Hàng nghìn mẫu đất được khai phá thêm ở các vùng căn cứ Việt Bắc, Đồng Tháp Mười, Cà Mau,… Các cơ sở công nghiệp quốc phòng (xưởng quân giới, xưởng công binh) được xây dựng ở  nhiều nơi trong vùng tự do và chiến khu của ta với quy mô vừa và nhỏ. Đến năm 1949, cả nước có khoảng 130 xưởng sản xuất vũ khí, 21 cơ sở quân dược, 20 cơ sở sản xuất quân nhu và hàng chụ xí nghiệp sản xuất xà phòng, giấy, vải sợi,… Sản xuất được một số loại vũ khí lớn như SKZ, ống phun bom, súng cối 60 li và 120 li,…Các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, đã tự túc được một phần thuốc men, vải mặc và dụng cụ sản xuất cho nhân dân.
      Để bồi dưỡng sức dân, nhất là đối với giai cấp nông dân - đội quân chủ lực của nền kinh tế kháng chiến là một vấn đề có tầm chiến lược quan trọng được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Chính phủ ban hành thông tư quy định thực hiện giảm tô 25%. Đầu năm 1949, Chính phủ ra sắc lệnh quy định việc chia lại công điền công thổ, tạm cấp ruộng đất của bọn thực dân Pháp, Việt gian và ruộng “vắng chủ’ cho nông dân. Năm 1950, Chính phủ ra sắc lệnh giảm tức, xóa nợ, hoãn nợ cho nông dân vay địa chủ, ban hành quy chế lĩnh canh để bảo vệ quyền lợi cho tá điền. Một số chính sách mới về kinh tế và tài chính được ban hành như thuế nông nghiệp, thành lập hệ thống mậu dịch quốc doanh, xây dựng Ngân hàng quốc gia Việt Nam (6/1951),…Đầu năm 1952, Đảng và Chính phủ phát động cuộc “Đại vận động sản xuất và tiết kiệm” trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thu được nhiều kết quả to lớn. Tháng 11/1953, Hội nghị Trung ương lần thứ năm của Đảng quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và phải thực hiện cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến. Tháng 12/1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách ruộng đất ở các vùng tự do. Những chính sách đó vừa nhằm đấu tranh kinh tế với địch, hạn chế sự bóc lột của địa chủ, cải thiện đời sống nhân dân vừa tạo cơ sở kinh tế cho cuộc kháng chiến.
      Bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cung tự cấp, công tác đấu tranh kinh tế với địch cũng được chú trọng nhằm đánh bại chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp. Ở các vùng sau lưng địch, cuộc chiến đấu chống địch càn quét, phá hoại mùa màng, cướp bóc lúa gạo diễn ra quyết liệt. Ở các vùng tự do, nhân dân ta vừa chiến đấu chống máy bay địch ném bom bắn phá đê điều, kho tàng, bến bãi, vừa đấu tranh chống sự xâm nhập kinh tế của địch.
      Về văn hóa, giáo dục: Những khẩu hiệu như “chống giặc dốt như chống giặc ngoại xâm”, “Đi học là kháng chiến” đã gắn liền với việc thanh toán nạn mù chữ với đẩy mạnh nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc. Năm 1947, cả nước có tới 3 triệu rưỡi người thoát nạn mù chữ; năm 1948-1949 lên tới 10 triệu người, hệ thống giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp cũng được cải thiện. Năm 1949, Hội nghị văn hóa toàn quốc được triệu tập, với báo cáo quan trọng của đồng chí Trường Chinh với nhan đề “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam” đã giúp cho những người làm công tác văn hóa, văn nghệ nhận thức rõ lập trường, quan điểm của mình. Từ năm 1950, nước ta bắt đầu tiến hành cải cách giáo dục nhằm hướng tới xây dựng nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa. Một số trường trung cấp chuyên nghiệp và đại học cũng bắt đầu được xây dựng để chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ. Tính đến năm 1952, chỉ riêng các liên khu Việt Bắc, Khu IV, Khu V đã có trên 1 triệu học sinh phổ thông, phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tiếp tục phát triển. Phong trào xây dựng đời sống mới (vệ sinh phòng bệnh, chống mê tín dị đoan,…) ngày càng lan rộng trong nhân dân. Những thành quả đó không những đáp ứng nhu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến mà còn góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phản phong, tạo tiền đề quan trọng để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này.
Về đối ngoại: Song song với chính sách đối nội, chính sách đối ngoại đóng vai trò quan trọng. Đảng ta coi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới. Chiến dịch Biên Giới (năm 1950) kết thúc thắng lợi đã mở ra một cục diện mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, “biên giới phía Bắc được khai thông, chấm dứt tình thế phải chiến đấu trong vòng vây của địch, có điều kiện giao lưu quốc tế, nhận viện trợ của các nước anh em, căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng”[1]. Ngày 14/01/1950, Chính phủ ra tuyên bố về đường lối ngoại giao. Ngày 18/01/1950, Chính phủ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa công nhận Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, Triều Tiên lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Phong trào phản chiến của nhân dân Pháp phát triển rầm rộ. Mối quan hệ truyền thống, liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương được tăng cường. Với sự giúp đỡ, phối hợp của quân dân ta, các khu căn cứ kháng chiến ở Trung Lào, Hạ Lào được thành lập, Ủy ban Dân tộc giải phóng Khơme ra đời. Tháng 3/1951, Khối Liên minh Việt-Miên-Lào được thành lập tạo thế liên minh chiến đấu giữa cách mạng ba nước Đông Dương thêm vững chắc. Tháng 4/1953, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân giải phóng Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Xiêng Khoảng, một phần tỉnh Sầm Nưa. Căn cứ kháng chiến Thượng Lào được nối liền với vùng Tây Bắc Việt Nam, tạo thế uy hiếp mạnh đối với quân Pháp.
1 ch tch h ch minh chp nh vi ban tr b i hi ng ln th ii vit bc ngy 9 2 1951
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh với Ban trù bị Đại hội Đảng lần thứ II, ở Việt Bắc, ngày 9-2-1951
      Những thắng lợi to lớn và toàn diện của quân dân ta từ sau Đại hội lần thứ II của Đảng (2/1951) đã làm thay đổi lớn cả về thế và lực trên chiến trường, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Khi đánh giá về vai trò của hậu phương, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 khoá II (tháng 5/1957) nhấn mạnh: “Hậu phương vững chắc là nhân tố quan trọng bậc nhất quyết định thắng lợi của kháng chiến”. Đồng thời, khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo về đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 

[1] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 1 (1930-1954), Quyển 2 (1945-1954), Nxb Chính trị quốc gia, H.2018, tr.307

Tổng số điểm của bài viết là: 48 trong 12 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 12 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

baove
 
pc dbhb
 
hcmaa

kontum
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây